L/C là gì? Ưu nhược điểm của L/C trong XNK?

L/C – Letter of credit còn gọi là thư tín dụng được một tổ chức tài chính mở, do người mua hàng yêu cầu. L/C có tác dụng cam kết thanh toán cho người bán một khoản thanh toán tiền nhất định với điều kiện người bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo quy định trong L/C.

Một số tên gọi của thư tín dụng.

  • Letter of credit (L/C, LOC. LC).
  • Documentary credit (D/C, DC)
  • Documentary letter of credit (D/C, DC).

1. Phân loại L/C.

1.1. Căn cứ theo tính chất có thể hủy ngang.

  • Revocable Letter of Credit : Thư tín dụng có thể hủy ngang.
  • Irrevocable Letter of credit : Thư tín dụng không thể hủy ngang.

1.2. Căn cứ theo tính chất của L/C.

  • Confirmed Letter of Credit : Thư tín dụng xác nhận.
  • Transferable Letter of Credit : Thư tín dụng chuyển nhượng.
  • Revolving Letter of Credit : Thư tín dụng tuần hoàn.
  • Back to Back Letter of Credit : Thư tín dụng giáp lưng.
  • Reciprocal Letter of credit : Thư tín dụng đối ứng.
  • Standby Letter of Credit : Thư tín dụng dự phòng.

1.3. Chia theo thời hạn thanh toán của L/C.

  • Sight Letter of credit : Thư tín dụng trả ngay.
  • Deferred Letter of credit : Thư tín dụng trả chậm.
  • Mixed Payment Letter of Credit : Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp.
  • Red clause Letter of Credit : Thư tín dụng điều khoản đỏ.
Xem Thêm: Vai trò của bill of lading trong xuất nhập khẩu

2. Quy trình mở và thanh toán L/C.

9 bước qui trình thanh toán thư tín dụng l/c

  1. Người nhập khẩu mở L/C tại ngân hàng của mình, yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.
  2. Ngân hàng người nhập khẩu phát hành L/C và gửi bản chính L/C cho ngân hàng người xuất khẩu.
  3. Ngân hàng người xuất khẩu xác nhận bản chính L/C và gửi bản chính L/C cho người xuất khẩu.
  4. Căn cứ vào nội dung L/C, người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu.
  5. Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hóa và hối phiếu gửi cho ngân hàng mình, yêu cầu họ trả tiền.
  6. Ngân hàng người xuất khẩu nhận và kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì thanh toán cho người xuất khẩu.
  7. Ngân hàng của người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng người nhập khẩu.
  8. Ngân hàng người nhập khẩu nhận được bộ chứng từ, kiểm tra và chuyển tiền cho ngân hàng người xuất khẩu.
  9. Ngân hàng người nhập khẩu thông báo người nhập khẩu rằng đã trả tiền cho người xuất khẩu và yêu cầu người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng , sau đó lấy bộ chứng từ để nhận hàng.
Xem Thêm : Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

3.1. Ưu điểm trong việc thanh toán bằng L/C.

3.1.1. Lợi ích đối với người xuất khẩu:

  • NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
  • Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngàyxác định (nếu là L/C trả chậm).
  • KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

3.1.2. Lợi ích đối với người nhập khẩu:

  • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)

3.1.3. Lợi ích đối với Ngân hàng:

  • Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…).
  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

3.2. Nhược điểm trong việc thanh toán L/C:

  • Với người xuất khẩu :Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy đinh của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
  • Với người nhập khẩu:Vì tín dụng thư khi được phát hành ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng không chịu trách nhiệm kiểm tra về hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lí, tính thật giả, chính xác, của bất kì chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập mà chỉ kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều khoản của L/C hay không thì sẽ thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm xem chất lượng hay hàng hóa có được giao đúng, đủ như trong hợp đồng mua bán ngoại thương(hợp đồng cơ sở) không.
  • Những rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ:Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên: người bán, người mua, các ngân hàng

4. Các điểm đặc biệt của L/C.

  • L/C không phụ thuộc vào hợp đồng ngoại thương. Các ngân hàng không bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu các điều khoản hợp đồng đó ( Điều 4 UCP600).
  • Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, chứ không quan tâm đến hàng hóa, dịch vụ ( Điều 5 UCP600).
  • Theo UCP thì L/C không thể hủy ngang.
  • Theo UCP quy định, các bên muốn áp dụng UCP nào, thì ghi rõ trong thư tín dụng.
  • Người mua sẽ mở L/C, nhưng người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì đòi ngân hàng phát hành L/C.

5. Nội dung trong L/C.

  1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
  2. Loại L/C
  3. Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
  4. Số tiền, loại tiền
  5. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
  6. Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
  7. Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
  8. Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn,chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
  9. Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
  10. Những nội dung khác.
4.6/5 - (11 votes)
0 replies
Leave a Reply
Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.