Tìm hiểu kiến thức cần thiết về bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam
Quyết định có hay không mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa của bạn không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn đơn giản. Có nhiều yếu tố cần xem xét, chẳng hạn như tổng giá trị hàng hoá được vận chuyển, nguồn gốc và đích đến vận chuyển, phương thức vận chuyển, vv. Một khi quyết định được đưa ra, câu hỏi tiếp theo là hiểu về bảo hiểm hàng hóa. Để giúp bạn trong việc tìm hiểu, chúng tôi sẽ đưa ra những vấn đề thực sự cần thiết trong bài viết dưới đây :
1. Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm hàng hóa.
- Giá trị bảo hiểm : Đây là giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ giá trị của lô hàng là 50.000 USD theo invoice.
- Số tiền bảo hiểm: Đây là số tiền mà chủ hàng sẽ tham gia bảo hiểm cho lô hàng của mình.
Ở đây mình sẽ nói rõ hơn một chút về số tiền bảo hiểm mà chủ hàng có thể tham gia bảo hiểm :
Hiện nay PJICO cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa với số tiền bảo hiểm có thể được tính theo trị giá FOB, CIF, EXWORKS, CFR (CNF) hoặc 110% giá trị này… tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ :
- Bạn là người xuất khẩu.
- Bạn bán lô hàng cho người mua ở Mỹ với giá là 50.000 USD, theo giá CIF.
- Bạn sẽ mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng, vậy giá trị bảo hiểm tối đa mà bạn có thể mua cho lô hàng của mình là bao nhiêu ?? Đó là tối đa : 55.000 USD.
2. Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa.
Phí bảo hiểm hàng hóa = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm : https://baohiemxangdau.net/ty-le-phi-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau-pjico.html
- Số tiền bảo hiểm : Được tính dựa trên giá trị có thể được bảo hiểm.
3. Phạm vi bảo hiểm hàng hóa.
Trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 1990 do Bộ Tài Chính ban hành. Được xây dựng dựa trên bản quy tắc ICC 1982 của Viện Bảo hiểm Luân Đôn. Bao gồm các điều kiện bảo hiểm sau :
– Institute cargo clauses C (ICC-C) – điều kiện bảo hiểm C
– Institute cargo clauses B (ICC-B) – điều kiện bảo hiểm B
– Institute cargo clauses A(ICC-A) – điều kiện bảo hiểm A
– Institute war clauses – điều kiện bảo hiểm chiến tranh
– Institute strikes clauses – điều kiện bảo hiểm đình công
4. Giấy tờ cần thiết bồi thường bảo hiểm hàng hóa.
- Bản chính Thư khiếu nại đòi bồi thường của NĐBH.
- Bản chính của Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.
- Bản chính Vận đơn. Trong trường hợp tổn thất ước thuộc trách nhiệm người thứ ba trên 2.000 USD, vận đơn “Theo lệnh” cần được ký hậu hợp lệ. Ngoài ra, ĐVBT lưu ý thu thập hợp đồng thuê tàu nếu vận đơn có ghi “Được sử dụng với Hợp đồng thuê tàu – Used with charter parties” để phục vụ công tác đòi người thứ ba.
- Bản chính hoặc bản sao có xác nhận hóa đơn thương mại / hóa đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.
- Bản chính hoặc bản sao có xác nhận Hợp đồng mua bán.
- Bản chính hoặc bản sao có xác nhận Thư dự kháng/thông báo tổn thất.
- Bản chính Báo cáo giám định.
- Bản chính hoặc bản sao có xác nhận các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc của cơ quan chức năng.
- Bản chính hoặc bản sao có xác nhận công văn thư từ trao đổi của NĐBH với Người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.
- Bản chính hoặc bản sao có xác nhận hóa đơn/biên lai các chi phí khác.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!