Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe

Khi tham gia giao thông bằng các phương tiện xe cơ giới chúng ta không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Khi đó thiệt hại không chỉ xảy a đối với phương tiện mà có thể là người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe. Để được hỗ trợ một phần tài chính trong trường hợp này thì việc sử dụng bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe là điều cần thiết. Vậy đây là loại hình bảo hiểm như thế nào? Tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây.
bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe

1. Đối tượng được bảo hiểm.

Lái xe, phụ xe và những người khác được chở trên xe cơ giới.

2. Phạm vi bảo hiểm.

Tai nạn người ngồi trên xe: Thiệt hại về thân thể do tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe khi đang tham gia giao thông.

Tai nạn lái, phụ xe : Thiệt hại về thân thể do tai nạn liên quan trực tiếp đến việc sử dụng chiếc xe đó.

Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa

3. Phí bảo hiểm.

3.1 Biểu phí theo số tiền bảo hiểm mức phổ thông: (áp dụng cho xe trong nước)

Số tiền bảo hiểm/người/vụ

Xe không KDVT

Xe KDVT

Đến 20 trđ

0,10 % 0,15 %

Trên 20 trđ đến 50 trđ

0,15 %

0,20 %

Trên 50 trđ đến 100 trđ 0,25%

0,35%

3.2 Biểu phí theo số tiền bảo hiểm mức cao: (áp dụng đối với các Chủ xe cơ giới là người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Số tiền bảo hiểm/người/vụ

Tỷ lệ (%)

Từ 200.000.000 đ – 400.000.000 đ

0,10

Trên 400.000.000 đ – 600.000.000 đ

0,15

Trên 600.000.000 đ – 1.000.000.000 đ

0,20

Tối đa mức trách nhiệm không quá 3.000.000.000đ/ xe/vụ.

Xem thêm : Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô

4. Quyền lợi của người được bảo hiểm.

4.1 Trường hợp người được bảo hiểm bị chết thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, PJICO trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

4.2 Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể, tùy theo mức độ, PJICO sẽ trả tiền bảo hiểm như sau:

  • Nếu số tiền bảo hiểm trên 50 triệu đồng.
    1. Đối với thương tật vĩnh viễn: Trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm đươc quy định tại bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm con người hiện hành của PJICO.
    2. Đối với thương tật tạm thời, trả tiền bảo hiểm gồm :
      1. Chi phí y tế thực tế hợp lý ( có chứng từ, hóa đơn…).
      2. Chi phí bồi dưỡng: được tính bằng 0,1% số tiền bảo hiểm cho một ngày điều trị, tối đa không quá 180 ngày / vụ tai nạn. Nhưng tổng chi phí không vượt quá tỷ lệ trả tiền quy định trong bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm con người của PJICO.
  • Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới 50 triệu đồng: PJICO trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm con người hiện hành của PJICO.

4.3 Nếu tại thời điểm xảy ra tai nạn, số người thực tế trên xe lớn hơn số người thực tế được bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm thì mức trả tiền bảo hiểm của PJICO sẽ giảm theo tỷ lệ giữa số người được bảo hiểm và số người thực tế trên xe.

  1. Trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, trong vòng 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, Người được bảo hiểm bị chết do hậu quả của tai nạn đó. PJICO sẽ trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận với số tiền bảo hiểm đã trả trước đó.
  2. Trường hợp hậu quả của tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm bị trầm trọng hơn do bệnh tật hoặc sự tàn tật có sẵn của người được bảo hiểm hoặc điều trị thương tật thân thể không kịp thời và không theo chỉ dẫn của cơ sở y tế thì PJICO chi tiền bảo hiểm như đối với loại thương tật tương tự như ở người có sức khỏe bình thường được điều trị một cách hợp lý.

5. Hồ sơ cần thiết để làm bảo hiểm.

  1. Giấy tờ xe ( Bao gồm cà vẹt, kiểm định, bằng lái, bảo hiểm, chứng minh nhân dân).
  2. Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (Mẫu do PJICO cung cấp).
  3. Chứng từ y tế ( Ví dụ: giấy ra viện).
  4. Chứng từ của cơ quan có thẩm quyền.
    • Sơ đồ hiện trường.
    • Biên bản khám nghiệm phương tiện.
    • Biên bản kết luận điều tra.
    • Biên bản thỏa thuân.

Nếu cần sự hỗ trợ trực tiếp, anh (chị) vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0902 642 058 hoặc Email: thetan1992@gmail.com để được tư vấn.

4.2/5 - (5 votes)
0 replies
Leave a Reply
Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.