Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông ?

Tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông  ngày tăng. Theo thống kê, gần 80% vụ tai nạn giao thông xảy ra, đều do nguyên nhân sử dụng rượu bia.

Nồng độ cồn trong rượu, bia là một chất gây ảo giác đối với hệ thần kinh. Nó làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, gây tình trạng loạng choạng, say, khiến người điều khiển phương tiện  không còn khả năng xử lý tình huống chính xác khi tham gia giao thông.

Theo các nghiên cứu khoa học, với nồng độ cồn đạt 50mg/100ml máu, tương đương 2 ly bia hoặc 1 ly rượu sẽ gây ảo giác với hệ thần kinh, gây nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông.

Các mức độ xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn :

ĐỐI TƯỢNG

MỨC ĐỘ VI PHẠM

HÌNH THỨC XỬ LÝ

 

 

 

 

Người điều khiển xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

· Tước quyền sủ dụng giấy phép lái xe 01 – 03 tháng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

· Tước quyền sủ dụng giấy phép lái xe 03 – 05 tháng.

 

 

 

 

 

 

Người điều khiển xe ô tô và xe tương tự xe ô tô

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

· Tước quyền sủ dụng giấy phép lái xe 01-03 tháng.

· Nếu gây TNGT tước giấy phép lái xe 02 – 04 tháng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

· Tước quyền sủ dụng giấy phép lái xe  04 – 06 tháng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

· Tước quyền sủ dụng giấy phép lái xe 04 – 06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

· Tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 01 – 03 tháng.

· Nếu gây TNGT tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 02 – 04 tháng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

· Tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 01- 03 tháng.

· Nếu gây TNGT tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 02 – 04 tháng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. · Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

· Tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 02 – 04 tháng.

Một số thuật ngữ trong giao thông đường bộ trong nghị định 46/2016/NĐ – CP.

  1. Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo.
  2. Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện).
  3. Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
  4. Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
  5. Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ xe đạp máy.
  6. Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
5/5 - (1 vote)
0 replies
Leave a Reply
Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.