Doanh nghiệp bồi thường tai nạn có được tính vào chi phí không ?

Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chỉ một phút thiếu chú ý quan sát của tài xế, đều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chi phí bồi thường của một vụ tai nạn thường là do chủ xe ứng tiền ra để chi trả trước cho người bị thiệt hại, và sau đó bảo hiểm ô tô bắt buộc sẽ chi trả lại cho chủ xe . Vậy khoản chênh lệch giữa số tiền bồi thường của chủ xe và bảo hiểm có được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ? Mời anh, chị tham khảo bài viết sau :

doanh nghiệp bồi thường tai nạn có được tính vào chi phí

Theo điểm 1, điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 18/06/2014 có quy định: Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 mục này, doanh nghiệp được trừ mọi chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo điểm 2, điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 18/06/2014 có quy định :

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

  • Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 mục này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

Theo điều 151 Bộ Luật dân sự năm 2015 : “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không hể khác phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. 

  • Tại Khoản 2, Điều 601 của Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
    • Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    • Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Do vậy, việc người lao động sử dụng tài sản của công ty, gây tai nạn và doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do tai nạn này gây ra không thuộc trường hợp bất khả kháng theo các quy định của pháp luật. Do vậy, ngoài khoản bồi thường do công ty bảo hiểm Pjico Sài Gòn chi trả, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường thêm theo quy định của pháp luật và số tiền bồi thường thêm này sẽ không được tính vào khoản chi phí hợp lý khi cơ quan thuế xác định mức thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo :

5/5 - (1 vote)
0 replies
Leave a Reply
Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.